Slider Header 1

Viêm bàng quang mãn tính và điều trị viêm bàng quang mãn tính

Viêm bàng quang mãn tính? Viêm bàng quang dù khiến người bệnh chịu những cảm giác khó chịu, đôi lúc ảnh hưởng đến một số sinh hoạt ngày thường nhưng vẫn được xem là một loại bệnh nhiễm trùng đơn giản với phương thức điều trị nhanh, không đắt đỏ.

Viêm bàng quang mãn tính là gì?

Viêm bàng quang mãn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bàng quang không do vi khuẩn. Đó có thể là hậu quả của một quá trình viêm bàng quang cấp tái diễn nhiều lần không được điều trị triệt để. Viêm bàng quang mạn tính gây ra những triệu chứng tương tự viêm bàng quang cấp tính. Tuy nhiên những triệu chứng này dai dẳng và không rầm rộ, tuy nhiên lại rất khó điều trị dứt điểm.

nguyên nhân bị viêm bàng quang

Viêm bàng quang mạn tính có thể gây ra nhiễm trùng trùng ngược, ảnh hưởng đến chức năng thận và hệ thống sinh dục. Vì vậy, người bệnh viêm bàng quang mạn tính cần cẩn trọng sức khỏe của bản thân, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tập xây dựng lối sống lành mạnh. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế để chúng cản trở sinh hoạt hàng ngày, mà còn có thể giảm tính nghiêm trọng của bệnh cũng như khả năng gặp phải những biến chứng.

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang mạn tính 

Tương tự với viêm bàng quang cấp tính, bệnh viêm bàng quang mạn tính gây ra cho người bệnh những vấn đề sức khỏe tiết niệu, phổ biến nhất là những cơn đau thắt ở vùng hạ vị, cảm giác nóng rát, châm chích khi đi tiểu. Xen kẽ những đợt viêm mạn là những đợt viêm cấp với triệu chứng rầm rộ hơn. Tuy nhiên, với bệnh nhân viêm bàng quang mạn tính, tùy vào mỗi đợt bùng phát bệnh sẽ có cường độ và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Việc này cũng tùy thuộc vào quá trình điều trị bệnh ở mỗi người.

Một số triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính:

  •     Luôn cảm thấy bàng quang căng tức dù đã đi tiểu
  •     Tần suất đi tiểu tăng cao bất thường
  •     Niệu đạo bị đau rát mỗi khi đi tiểu
  •     Đau khi quan hệ tình dục
  •     Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu sẫm

biểu hiện viêm bàng quang

Chẩn đoán viêm bàng quang mạn tính

Hiện nay, viêm bàng quang mạn tính được xét nghiệm dựa trên hai phương pháp chủ yếu là xét nghiệm nước tiểu và quan sát tình trạng bàng quang.

Các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cho bệnh nhân để nắm rõ bệnh sử và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đầu tiên. Hoạt động này giúp bác sĩ có thể tiên lượng những bệnh và vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hoạt động khám cận lâm sàng phù hợp.

Xét nghiệm nước tiểu

Phân tích nước tiểu là phương pháp cận lâm sàng phổ biến khi chẩn đoán viêm bàng quang hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu.

Đối với xét nghiệm nước tiểu, các bác sĩ sẽ thực hiện phân tích và tìm xem có vi khuẩn gây bệnh bên trong nước tiểu của bệnh nhân hay không. Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện cấy nước tiểu để thu được kết quả chẩn đoán chính xác. Mẫu nước tiểu đạt chuẩn là mẫu nước tiểu giữa dòng, sạch để bác sĩ có thể quan sát vi khuẩn và tế bào bạch cầu trong nước tiểu.

Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang là phương pháp cận lâm sàng giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của bàng quang bệnh nhân, từ đó đánh giá được tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.

Thông qua máy soi chuyên dụng được đưa vào người bệnh nhân bằng ngã niệu đạo, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh. Đây tuy là phương pháp nội soi nhưng không cần gây mê khi thực hiện, vì vậy bệnh nhân không cần phải lưu trú tại bệnh viện mà có thể xuất viện ngay khi nội soi xong.

Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng thể có thể lấy một mẫu mô từ bên trong bàng quang và thực hiện sinh thiết khi cần thiết.

Chụp x-quang

biểu hiện viêm bàng quang

Phương pháp khám cận lâm sàng chụp x-quang thông thường kéo dài khoảng 45 phút.  Bác sĩ sẽ đặt ống niệu đạo có bôi chất cản quang vào bên trong người bệnh nhân, đến chỗ bàng quang để chụp ảnh.

Kết quả hình ảnh sẽ cho bác sĩ biết được tình trạng bàng quang của người bệnh thông qua hình thái và kích thước. Đối với viêm bàng quang mạn tính, thành bàng quang sẽ dày hơn bàng quang khỏe mạnh.

Điều trị viêm bàng quang mạn tính

Đầu tiên bệnh nhân viêm bàng quang mãn tính sẽ được khuyên thay đổi thói quen đi tiểu và uống nước, kèm chế độ ăn uống giảm bớt chất ngọt, béo, kích thích. Chườm ấm bàng quang cũng được lựa chọn.

Thuốc antimuscarinic là loại thuốc được chỉ định để làm giảm co bóp cơ chóp bàng quang. Bác sĩ sẽ bơm thuốc này vào bàng quang của người bệnh giúp tăng cường chất bảo vệ niêm mạc.

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm bàng quang mãn tính bằng thuốc, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu như một trong những hoạt động điều trị chính.

Một số cách điều trị viêm bàng quang mạn tính bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh gồm:

  •     Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng
  •     Hạn chế mất nước cho cơ thể
  •     Luyện tập bàng quang để kiểm soát được nhu cầu và tần suất đi tiểu
  •     Nắm rõ những thời điểm bùng phát của bệnh để có sự can thiệp phù hợp
  •     Hạn chế sử dụng cafein để tránh làm tăng cường độ của cơn đau

nguyên nhân bị viêm bàng quang

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.

Rate this post

Từ Khóa:

Hạng Mục Ưu Đãi

Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Phí khám, chi phí thủ thuật
Phí khám, chi phí thủ thuật
4
Slider Bác Sĩ 1

Hình Ảnh Phòng Khám

Sảnh Phòng Khám
Sảnh Phòng Khám
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Chờ
Phòng Chờ
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Kiểm Tra Bệnh
Kiểm Tra Bệnh