Đi tiểu ra máu ở nam giới có thật sự nguy hiểm không?
Đi tiểu ra máu ở nam giới? Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiểu máu ở nam giới với tiên lượng và cách điều trị khác nhau. Vậy đái ra máu ở nam là bệnh gì và điều trị như thế nào? Đọc tiếp bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Đi tiểu buốt ra máu là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến đường tiết niệu với dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là nước tiểu màu hồng. Đi tiểu ra máu, hay còn gọi là đái ra máu là tình trạng nước tiểu thải ra từ bàng quang có màu hồng nhạt, đậm hoặc xuất hiện những cục máu đông tùy từng trường hợp. Có hai loại tiểu máu là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. Triệu chứng của tiểu máu đại thể có thể tự nhận biết bằng mắt thường trong khi hồng cầu của tiểu máu vi thể chỉ hiển thị khi xét nghiệm nước tiểu dưới kính hiển vi.
- Người cao tuổi (>50 tuổi).
- Tiền sử gia đình có các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
- Vận động viên hoạt động thể dục thể thao quá mạnh.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh và giảm đau.
Nguyên nhân đi tiểu ra máu
Dù có thể bạn đã biết đi tiểu ra máu là bệnh gì những nguyên nhân của căn bệnh này thì không phải ai cũng nắm rõ. Đi tiểu buốt ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu (thận, niệu quản, bọng đái, niệu đạo): gây ra bởi sự nhiễm khuẩn tại niệu đạo, có khả năng lây lan sang các bộ phận khác trong hệ tiết niệu.
Ung thư bàng quang (ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt): các triệu chứng đi kèm bao gồm tiểu rắt, tiểu nhiều hơn hay ít đi, đau, rát bỏng khi tiểu tiện.
Sỏi tiết niệu (sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận): Người mắc phải bệnh này sẽ gặp phải các cơn đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng thắt lưng.
Viêm bàng quang: Nhiễm khuẩn E.coli thường là nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Mụn rộp sinh dục, Chlamydia, lậu). Bệnh đi kèm các triệu chứng như ngứa, bỏng rát ở bộ phận sinh dục, viêm da…
Phì đại tuyến tiền liệt: thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên.
Viêm âm đạo: xảy ra do vệ sinh vùng kín không đúng cách, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu ở nữ và có mùi.
Việc lạm dụng thuốc tránh thai: khiến cho môi trường âm đạo thay đổi, dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Đối tượng dễ mắc bệnh đi tiểu ra máu
Các bệnh về đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh đi tiểu ra máu – triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Ngoài ra, những người khỏe mạnh cũng chỉ có vừa đủ lượng tế bào hồng cầu trong máu. Do đó, khi gặp phải những tổn thương về đường tiết niệu hoặc những thay đổi đột ngột cũng khiến đường tiết niệu không thể hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu cao cũng có khả năng mắc chứng tiểu máu tương tự.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đi tiểu máu bao gồm:
Độ tuổi: Nam giới trên 50 tuổi thường dễ bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến đi tiểu ra máu ở nam. Đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới cũng phổ biến không kém gì so với nam giới.
Người mới bị nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ tiểu ra máu bao gồm viêm thận hoặc viêm cầu thận do vi khuẩn gây ra.
Những người đã hoặc đang bị sỏi niệu, tiền sử gia đình có triệu chứng đường tiết niệu hoặc bệnh thận tiểu ra máu.
Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid hoặc kháng sinh tự phát không tuân theo liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia trong ngành y tế.
Vận động viên cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu ra máu hơn người bình thường.
Cách phòng tránh bệnh đi tiểu ra máu
Sau khi được giải đáp khá kỹ về đi tiểu ra máu là bệnh gì cũng như nguyên nhân và đối tượng dễ mắc bệnh thì dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa căn bệnh này khá hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Uống nhiều nước
Bổ sung nước là cách dễ dàng nhất để phòng tránh các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Bạn có thể tạo hương vị hấp dẫn hơn cho nước bằng cách thêm hoa quả, lá bạc hà hoặc gừng để việc uống nước trở nên dễ dàng và mới mẻ hơn.
Giảm lượng muối trong trong chế độ ăn
Ngoài gây ra bệnh liên quan đến hệ tiết niệu, chế độ ăn nhiều muối còn là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy, áp dụng một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, tránh xa các chất kích thích
Mỗi người nên tìm hiểu và bắt đầu theo một chế độ ăn phù hợp với cơ thể kết hợp tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và thường xuyên. Điều đó sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Không nên nhịn tiểu
Nhịn tiểu sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển do nước tiểu ngưng đọng gây ra nhiễm trùng. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi hay ngại ngùng sau mỗi lần tiểu buốt ra máu nhưng đó sẽ là lí do khiến bệnh tình chuyển biến xấu hơn.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh tiết niệu có triệu chứng tiểu máu hầu hết có thể khắc phục và cải thiện nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau một thời gian kiên trì sử dụng. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ thay vì chủ quan điều trị tại nhà.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn đi tiểu ra máu là bệnh gì và một số cách hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Từ Khóa: