Đau buốt tinh hoàn bên trái và cách chẩn đoán đau tinh hoàn
Đau buốt tinh hoàn bên trái xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, là vấn đề hiếm gặp nhưng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng bất thường, nam giới cần liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi và chẩn đoán kịp thời.
Đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì?
Đau tinh hoàn bên trái là tình trạng đau nhức chỉ xảy ra ở tinh hoàn phía bên trái và hoàn toàn bình thường ở bên ngược lại. Hiện tượng này thường hiếm gặp nhưng vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề nghiêm trọng cần được phát hiện, điều trị sớm.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn bên trái
Tình trạng đau nhức tinh hoàn bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như sau:
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Động mạch ở khắp cơ thể thực hiện nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ tim đến xương, mô và các cơ quan. Trong khi đó, tĩnh mạch có chức năng mang máu đã cạn kiệt oxy trở lại tim và phổi. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành bó mạch nuôi dưỡng tinh hoàn trái hay gặp hơn ở bên phải do những bất thường về mặt giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải.
Điều này dẫn đến hiện tượng đau tinh hoàn trái với triệu chứng nhức âm ỉ, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm tinh hoàn
Đây là tình trạng tinh hoàn bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, cơn đau thường bắt đầu ở tinh hoàn trái sau đó có thể lan ra khắp bìu. Ngoài ra, bìu còn có nguy cơ sưng lên, chuyển dần sang màu đỏ và trở nên săn chắc hơn bình thường.
Trong hầu hết các trường hợp, virus quai bị là nguyên nhân hàng đầu. Nhiễm trùng thường lây truyền qua đường tình dục, bệnh lậu, nhiễm trùng đường tiết niệu…
U nang biểu mô
Đây là một túi chứa đầy dịch, hình thành trong ống phúc tinh mạc bao quanh bó mạch thần kinh (hay còn gọi là thừng tinh) từ phần trên của tinh hoàn. Triệu chứng bất thường sẽ không xuất hiện nếu u nang còn nhỏ, khi phát triển với kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và nặng nề tại vị trí này.
Xoắn tinh hoàn
Đây được coi là một trường hợp khẩn cấp cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Tình trạng này xảy ra khi thừng tinh bị xoắn trong tinh hoàn, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến cơ quan. Trong vòng 6 giờ nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn. Cụ thể, triệu chứng thường thấy là đau nhức đột ngột kèm sưng tấy.
Tràn dịch tinh mạc
Bên trong bìu là một lớp mô mỏng bao quanh tinh hoàn. Nếu dịch hoặc máu tràn đầy lớp vỏ này sẽ dẫn đến chứng tràn dịch tinh mạc. Lúc này, bìu có thể bị sưng lên kèm theo triệu chứng đau hoặc không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn bên trái, thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và có xu hướng tự khỏi trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Đối với trẻ em trai hoặc nam giới tuổi trưởng thành, hiện tượng này thường xảy ra do viêm hoặc chấn thương.
Chấn thương
Tinh hoàn rất dễ bị chấn thương khi chơi thể thao, va chạm hoặc tai nạn. Ngoài ra, do tinh hoàn bên trái được treo ở vị trí thấp hơn bên phải nên nguy cơ tổn thương cũng cao hơn. Mặc dù chấn thương nhẹ chỉ dẫn đến cơn đau tạm thời và giảm bớt theo thời gian nhưng những trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc kịp thời để tránh nguy hiểm.
Ung thư tinh hoàn
Đây là tình trạng khối u ác tính hình thành trong tinh hoàn, có nguy cơ di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Hiện nay, nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định chính xác. Ung thư thường được phát hiện trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ. Triệu chứng điển hình là xuất hiện khối u, sưng ở bìu, cơn đau xuất hiện và tăng dần theo thời gian.
Triệu chứng đau tinh hoàn bên trái
Tình trạng đau tinh hoàn bên trái có thể phục hồi nhanh chóng hoặc để lại tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là mất khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Một số triệu chứng dễ nhận biết bao gồm:
- Đau đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn bên trái.
- Cơn đau âm ỉ từ tinh hoàn trái, lan tỏa sang vùng bụng dưới.
- Sưng, đỏ và đau ở bìu, tinh hoàn trái.
- Tinh hoàn trái nằm ở vị trí bất thường.
Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm có thể gặp phải, gồm:
- Dương vật tiết dịch bất thường.
- Nóng rát khi đi tiểu.
- Thay đổi tần suất đi tiểu.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu đục.
- Xuất hiện cảm giác ngứa, kích ứng bên trong dương vật.
- Sốt và ớn lạnh.
- Nôn, buồn nôn.
- Cơ thể mệt mỏi.
Bị đau tinh hoàn bên trái nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau tinh hoàn trái phụ thuộc vào từng nguyên nhân, cụ thể như sau:
Không nghiêm trọng: Dấu hiệu đau, sưng nhẹ xuất hiện sau khi thực hiện một hành động gì đó và hoàn toàn không đi kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Hoặc đau tức nhẹ nhưng âm ỉ suốt ngày, tăng khi đi lại làm việc nặng và giảm khi nằm nghỉ thường gặp trong bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Mức độ nghiêm trọng vừa: Đau tinh hoàn kèm theo cảm giác nóng rát khi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Rất nghiêm trọng: Triệu chứng đau dữ dội, đột ngột ở tinh hoàn trái cần được điều trị ngay lập tức.
Chẩn đoán đau nhức tinh hoàn bên trái
Đối với tình trạng đau nhức tinh hoàn bên trái, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, mức độ, vị trí đau, tiền sử cá bệnh lý… Sau đó, một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định thực hiện để đảm bảo có kết luận chính xác nhất, bao gồm:
- Siêu âm Doppler bìu, tinh hoàn và mào tinh hoàn
- Các trường hợp nghi ung thư tinh hoàn cần chụp cắt lớp vi tinh hoặc cộng hưởng từ để xác định rõ cấu trúc khối u và hình ảnh di căn nếu có.
- Sinh thiết tinh hoàn xác định bản chất khối u tinh hoàn
- Xét nghiệm công thức máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Nuôi cấy dịch màng tinh hoàn, dịch niệu đạo tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Làm thế nào để phòng ngừa đau nhức tinh hoàn bên trái?
Tình trạng đau tinh hoàn bên trái không thể ngăn ngừa tuyệt đối nhưng có thể làm giảm nguy cơ bằng cách ngăn chặn các yếu tố nguyên nhân cơ bản. Cụ thể như sau:
Kiểm tra tinh hoàn đều đặn, tốt nhất là mỗi tháng một lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, bao gồm cả khối u.
Luôn mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao, làm việc… để tránh gây chấn thương tinh hoàn.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách làm rỗng bàng quang hoàn toàn mỗi lần đi tiểu.
Luôn giữ vệ sinh vùng sinh dục, bao gồm cả tinh hoàn, thay đồ lót thường xuyên để tránh các bệnh lý không mong muốn.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Nếu đang có những thắc mắc cần tư vấn, trò chuyện ngay với Bác sĩ nhé!
Hoặc chủ động NHẮN TIN NGAY, Bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn!
SĐT tư vấn và đặt hẹn miễn phí: 0986 998 497
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
Cơ sở y tế chính quy, là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội
Thời gian làm việc từ 08:00 – 20:30 tất cả các ngày (kể cả thứ 7, CN và ngày lễ).
Địa chỉ: 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội.
Từ Khóa: