Slider Header 2
Slider Header 1

Cách giảm đau tức tinh hoàn an toàn và hiệu quả

Cách giảm đau tức tinh hoàn là tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với mỗi tình trạng bệnh, biểu hiện đau không hề giống nhau có thể đau đột ngột hoặc thoáng qua hoặc âm ỉ, dai dẳng… Cùng chuyên gia tham khảo cách giảm đau tức tinh hoàn hiệu quả và đúng cách trong bài viết này.

Đau tinh hoàn do sinh lý

Đau tinh hoàn sinh lý thường gặp nhất là tình trạng quá hưng phấn khi quan hệ tình dục hoặc thủ dâm. Sự kích thích làm cho lượng lớn máu đổ dồn về cơ quan sinh dục, gây căng tức và đau. Ngoài ra, các hoạt động quá sức cũng có thể gây đau tinh hoàn.

cách giảm đau tức tinh hoàn

Đau tinh hoàn do chấn thương

Trong quá trình vận động hàng ngày không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp vào bìu như chơi thể thao, tai nạn giao thông, súc vật cắn… gây tổn thương vùng sinh dục, Một số hiếm trường hợp, nam giới tự nắn bóp gây chấn thương và đau nhức tinh hoàn.

Đau tinh hoàn do bệnh lý

Những cơn đau có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh lý ở tinh hoàn như:

Viêm mào tinh hoàn: là tình trạng mào tinh bị viêm nhiễm gây đau tức. Một số trường hợp, viêm tinh hoàn có biểu hiện sốt, ớn lạnh. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, chlamydia hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Xoắn tinh hoàn: là tình trạng xoắn thừng tinh làm gián đoạn nguồn máu nuôi tinh hoàn. Hiện tượng xoắn tinh hoàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra các cơn đau dữ dội, sưng một bên tinh hoàn. Ngoài ra, bạn có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và bé trai ở tuổi dậy thì. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị xoắn tinh hoàn, không nên tự điều trị. Cách giảm đau tức tinh hoàn duy nhất là đến gặp bác sĩ nam khoa để được cấp cứu.

cách giảm đau tức tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: là tình trạng giãn nở tĩnh mạch do ứ máu ở bìu. Ở người lớn ít vận động rất dễ gặp bệnh lý này. Đau tinh hoàn do giãn tĩnh mạch tinh thường là đau âm ỉ, đặc biệt khi ngồi nhiều, đứng nhiều. Cơn đau có thể giảm dần khi nam giới nằm nghỉ ngơi. Bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới.

Thoát vị bẹn: là tình trạng tạng trong ổ bụng chui qua các điểm yếu ở thành bụng (thoát vị) và di chuyển xuống dưới bìu. Triệu chứng điển hình như hình một hoặc hai bên háng, nặng hơn khi ho. Cảm giác tức như có vật thể đè nặng lên bìu, tinh hoàn.

Cách giảm đau tức tinh hoàn an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Giảm đau tức tinh hoàn bằng thuốc uống

Khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân, đau tinh hoàn có thể được điều trị nội khoa. Các loại thuốc bao gồm:

Thuốc giảm đau: Acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này thường được kê đơn cho các trường hợp bị chấn thương hoặc viêm tinh hoàn.

Và các thuốc được bác sĩ chỉ định ra toa như:

Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng: điều trị viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn do nhiễm vi khuẩn.

Thuốc chống trầm cảm: thuốc amitriptyline có thể được sử dụng điều trị đau tinh hoàn do dây thần kinh.

cách giảm đau tức tinh hoàn

Cách giảm đau tức tinh hoàn an toàn tại nhà 

Nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn có thể kết hợp liệu pháp hỗ trợ tại nhà với thuốc theo toa. Ví dụ như bệnh viêm mào tinh hoàn, ngoài thuốc kháng sinh bạn có thể kết hợp các liệu pháp tại nhà như kê cao bìu – tinh hoàn, chườm đá lạnh.

Một vài cách giảm đau tức tinh hoàn tại nhà sau đây được chuyên gia khuyến cáo:

Tránh khiêng vác đồ vật nặng hoặc tập thể dục quá sức. Vận động gắng sức có thể làm tinh hoàn tăng áp lực và đau nặng hơn.

Chườm đá được xem là cách giúp giảm sưng đỏ tinh hoàn hiệu quả và đơn giản. Bạn có thể dùng một chiếc khăn nhỏ bỏ vài viên đá vào trong và đặt lên vùng bìu.

Tắm nước ấm giúp kích thích lưu lượng máu, giảm nhẹ cơn đau tức tinh hoàn.

Không nên mặc đồ lót bó sát vì nó khiến vùng sinh dục bị hạn chế chuyển động, quá trình lưu thông máu bị cản trở.

Kê cao tinh hoàn cũng là cách làm cho vùng bìu dễ chịu hơn. Bạn có thể cuộn chiếc khăn nhỏ đặt bên dưới bìu khi nằm nghỉ ngơi.

cách giảm đau tức tinh hoàn

Điều trị đau tinh hoàn bằng phương pháp phẫu thuật 

Một số nguyên nhân đau tức tinh hoàn cần được can thiệp ngoại khoa, để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới.

Tháo xoắn tinh hoàn: nam giới bị xoắn tinh hoàn cần được cấp cứu kịp thời. Điều này tránh để lại hậu quả xấu nhất là cắt bỏ tinh hoàn. 

Cột thắt tĩnh mạch thừng tinh: chỉ định điều trị cho trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3, hoặc có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Nếu không chữa kịp thời, có nguy cơ diễn tiến nặng làm giảm lưu lượng máu và tăng nhiệt độ trong tinh hoàn. Từ đó, chất lượng tinh trùng kém, nam giới đối mặt với nguy cơ không thể có con.

Mổ thoát vị bẹn: phẫu thuật này giúp nam giới khôi phục lại thành bụng bị thoát vị. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc ruột hoặc hoại tử ruột.

Đằng sau mỗi cơn đau tinh hoàn không chỉ là sự bất tiện trong sinh hoạt, mà còn báo hiệu một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ở nam giới. Vì vậy, để biết cách giảm đau tức tinh hoàn an toàn và hiệu quả nhất, phái mạnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ lưỡng.

Nếu đang có những thắc mắc cần tư vấn, trò chuyện ngay với Bác sĩ nhé!

Hoặc chủ động NHẮN TIN NGAY, Bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn! 

SĐT tư vấn và đặt hẹn miễn phí: 0986 998 497

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG PHƯƠNG

Cơ sở y tế chính quy, là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực phụ khoa tại Hà Nội

Thời gian làm việc từ 08:00 – 20:30 tất cả các ngày (kể cả thứ 7, CN và ngày lễ).

Địa chỉ: 497 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội.

Rate this post

Từ Khóa:

Hạng Mục Ưu Đãi

Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Phí khám, chi phí thủ thuật
Phí khám, chi phí thủ thuật
4
Slider Bác Sĩ 1

Hình Ảnh Phòng Khám

Sảnh Phòng Khám
Sảnh Phòng Khám
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Chờ
Phòng Chờ
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Kiểm Tra Bệnh
Kiểm Tra Bệnh
chân trang