Slider Header 1

Nguyên nhân đi tiểu ra máu do đâu?

Nguyên nhân đi tiểu ra máu? Đi tiểu ra máu tươi là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Đây là triệu chứng khá phổ biến tuy nhiên đi tiểu ra máu tươi là bệnh gì thì nhiều người còn băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết bạn đọc có thể tham khảo.

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu khá phổ biến cảnh báo các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang… chủ yếu do sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ thống đường tiết niệu, gây viêm và tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận…

nước tiểu màu đỏ ở nam

Sỏi đường tiết niệu gây hiện tượng tiểu ra máu

Sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những bệnh lý phổ biến gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu. Nguyên nhân là do trong quá trình di chuyển, sỏi gây ra những tổn thương đến lớp niêm mạc đường tiết niệu dẫn đến chảy máu.

Đi tiểu ra máu cảnh báo sự xuất hiện của khối u hệ tiết niệu

Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của các khối u của hệ tiết niệu như u bàng quang, u thận, tụy không rõ ràng nhưng người bệnh vẫn có thể căn cứ vào các triệu chứng sau để sớm phát hiện bệnh: tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi, gầy yếu, ăn uống kém, đau tức vùng hạ vị.

Đi tiểu ra máu do các tổn thương viêm cầu thận

Đi tiểu ra máu vi thể luôn là triệu chứng điển hình nhất của các tổn thương viêm cầu thận, thường gặp trong các bệnh hệ thống, bệnh thận do đái tháo đường, bệnh viêm mạch thận. Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến thận như thận đa nang, huyết khối động mạch, tĩnh mạch thận cũng gây triệu chứng tiểu ra máu.

Đi tiểu ra máu do các bệnh tuyến tiền liệt

Tiểu ra máu còn có thể là biểu hiện của bệnh tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài triệu chứng tiểu ra máu, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu khó.

vì sao có hiện tượng đi tiểu ra máu

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về máu

Ngoài ra, một số bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu cấp tính và mạn tính, bệnh máu khó đông… cũng gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tiểu ra máu?

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán vì tiểu ra máu chỉ là một triệu chứng, không phải là bệnh lý. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khác bằng cách kê cho bạn một số loại thuốc phù hợp, như thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn bị sỏi bàng quang hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị tán sỏi bằng sóng xung kích nội soi tán sỏi ngược dòng qua niệu đạo, tán sỏi bằng laser hay mổ lấy sỏi tùy theo vị trí và độ lớn của viên sỏi.

nguyên nhân tiểu ra máu

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat.
  • Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn.
  • Dừng hút thuốc lá.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.

Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau như ở trên, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng cho người bệnh. Vậy nên, khi phát hiện bản thân xuất hiện triệu chứng này, người bệnh không nên chậm trễ chủ quan cần đến ngay các bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị ngay, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Rate this post

Từ Khóa:

Hạng Mục Ưu Đãi

Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Bác sỹ ONLINE giải đáp mọi thắc mắc của bạn
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
Phí khám, chi phí thủ thuật
Phí khám, chi phí thủ thuật
4
Slider Bác Sĩ 1

Hình Ảnh Phòng Khám

Sảnh Phòng Khám
Sảnh Phòng Khám
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Xét Nghiệm
Phòng Chờ
Phòng Chờ
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Bác Sĩ Chuyên Khoa
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Phòng Lưu Bệnh Nhân
Kiểm Tra Bệnh
Kiểm Tra Bệnh